1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: chuanmen.edu.vn | batdongsan24h.edu.vn | aiti.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Khám phá kiến trúc độc đáo của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam


* Okmen diễn đàn SEO miễn phí
* baophuc.vn Cong ty cửa tự động tại Tp HCM
* Cong ty cổng tự động tại Tp HCM
* Lắp cửa tự động – Cửa cổng tự động châu âu bảo hành 3 năm
* Công ty lắp đặt Cửa Tự Động, Cổng Tự Động tại thành phố Hồ Chí Minh
* Thi công lắp đặt cổng tự động tại hcm
* Đại lý cửa tự động tại Tp. Hồ Chí Minh nhập khẩu chính hãng
* Chuanmen Froum Diễn Đàn Marketing Online Việt Nam | Nơi Chia Sẻ Kiến Thức SEO
* Batdongsan24h Froum Diễn Đàn Rao Vặt, SEO Bất Động Sản Online Việt Nam
* HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MÃ CAPTCHA (ĐĂNG KÝ - ĐĂNG BÀI)

Thảo luận trong 'Địa Điểm Du Lịch' bắt đầu bởi tranvanlam, 29/7/22.

  1. tranvanlam
    Offline

    tranvanlam admin

    Tại Hà Nội có một nơi đang trưng bày và gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt, đó chính là bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây cũng là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch tham quan mỗi ngày. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin về bảo tàng Dân tộc học nhé.

    I - Lịch sử hình thành bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học được xây dựng vào năm 1981 với tổng diện tích hơn 3 ha. Kiến trúc của bảo tàng được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Linh, phần nội thất bên trong được thiết kế bởi kiến trúc sư Véronique Dollfus. Hiện nay bảo tàng đang là nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật, hình ảnh quan trọng liên quan đến lịch sử văn hóa của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Các hiện vật có thể kể đến là y phục, trang sức, nhạc cụ, vũ khí…
    Kể từ khi chính thức mở cửa phục vụ công chúng tham quan từ năm 1997, đến nay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã trở thành điểm đến quen thuộc, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Mọi người đến đây không chỉ để tham quan mà còn phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.
    Địa chỉ: Bảo tàng Dân tộc học nằm tại đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    II - Giờ mở cửa và giá vé tham quan bảo tàng
    - Giờ mở cửa: 8h30 đến 17h30 từ thứ ba đến chủ nhật. Riêng thứ hai và tết Nguyên đán bảo tàng sẽ đóng cửa.
    - Giá vé tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam
    + Người lớn: 40.000đ/người/lượt
    + Sinh viên : 15.000đ/lượt
    + Học sinh: 10.000đ/lượt
    + Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, nhà báo, nhà tài trợ, người có thẻ ICOM: Miễn phí
    + Người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người khuyết tật: Giảm 50% giá vé.
    - Chi phí thuyết minh khi tham quan bảo tàng:
    + Phí thuyết minh trong nhà bằng tiếng Việt: 50.000đ/lượt
    + Phí thuyết minh ngoài trời bằng tiếng Việt: 50.000đ/lượt
    + Phí thuyết minh trong nhà bằng tiếng Anh/Pháp: 100.000 VNĐ.
    + Phí thuyết minh toàn bộ bảo tàng bằng tiếng việt: 100.000đ/lượt

    III - Hướng dẫn di chuyển đến bảo tàng
    Để đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, du khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc đi xe bus.
    - Đi bằng xe máy/ô tô cá nhân: Bạn có thể gửi xe ở công viên Nghĩa Đô (đối diện bảo tàng) hoặc gửi trong khuôn viên bảo tàng.
    - Đi bằng xe bus:
    • Xe bus số 12: Điểm xuống trạm là công viên Nghĩa Đô cách bảo tàng khoảng 300m.
    • Xe bus số 07: Điểm xuống nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên cách bảo tàng khoảng 200m
    IV - Kiến trúc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có gì đặc sắc?
    1. Vườn kiến trúc


    Vườn kiến trúc còn được biết đến là khu trưng bày ngoài trời. Khu vực này rộng 2 ha, là nơi tái hiện lại chân thực mô hình nhà ở của đồng bào dân tộc như: Nhà sàn của người Tày, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà rông Tây Nguyên, nhà mồ Cơ Tu…Du khách khi tham quan khu vườn bảo tàng vừa có cơ hội tìm hiểu về lối sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em, vừa được tham gia các trải nghiệm văn hóa được tổ chức tại đây.

    2. Tòa nhà Trống Đồng bảo tàng dân tộc học Việt Nam
    Diện tích của khu vực này rộng khoảng 2000m2, bao gồm 2 tầng, là nơi lưu giữ hàng nghìn hiện vật quý giá, thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa cộng đồng của mỗi một dân tộc.
    - Tầng 1: Là điểm trưng bày với hơn 15.000 hiện vật cùng 42.000 thước phim tái hiện lại văn hóa, tập quán sinh hoạt và các ngành nghề thủ công của 54 dân tộc.
    - Tầng 2: Là khu vực bố trí hình ảnh liên quan đến từng chủ đề nhất định, tương ứng với từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như: Hà Nội thời bao cấp (2006), Đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên (2014 - 2015). Đặc biệt tất cả hiện vật, hình ảnh bên trong khu trưng bày Trống Đồng đều được ghi chú bằng ba thứ tiếng: Việt - Anh - Pháp nhằm giúp du khách thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu thông tin

    3. Khu trưng bày Đông Nam Á bảo tàng dân tộc học Việt Nam
    Khu vực này vốn là một tòa nhà có hình cánh diều bay lên. Cánh diều này cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho khát khao, ước mơ và hoài bão. Đây là nơi trưng bày hàng trăm hiện vật tái hiện lại nét đẹp văn hóa Đông Nam Á cũng như của các quốc gia khác trên thế giới.

    V - Lưu ý khi tham quan bảo tàng Dân tộc học
    Để chuyến tham quan bảo tàng Dân tộc học được trọn vẹn nhất, bạn cần tuân thủ những quy định tại đây. Điển hình như: Không mang đồ ăn nước uống vào khuôn viên của bảo tàng, không tự ý sờ và di chuyển hiện vật trưng bày, không đem thú cưng hay các đồ vật gây cháy nổ vào khuôn viên bảo tàng.
    Trên đây là một số thông tin thú vị về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Với những giá trị văn hóa to lớn, bảo tàng Dân tộc học đã vinh dự được xếp hạng top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á vào năm 2013. Nếu có dịp đến với Hà Nội, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá và trải nghiệm những hoạt động thú vị tại đây nhé.
     

    Lưu ý: Vui lòng đăng đúng chuyên mục để tránh bị ảnh hưởng khi bài viết bị xoá. Đồng thời bài viết nên có nhiều bình luận càng tốt để tránh ảnh hưởng vì vi phạm DMCA nếu sử dụng nội dung gốc.
    Nguồn: okmen.edu.vn
    Phụ trách truyền thông

    Công ty TNHH Thiết Bị Tự Động Bảo Phúc

    Hệ thống backlink miễn phí 70/500 tên miền edu.vn - Đăng ký ngay khi còn mở GET BACKLINK

Chia sẻ trang này