1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: chuanmen.edu.vn | batdongsan24h.edu.vn | aiti.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt cho trẻ sơ sinh


* Okmen diễn đàn SEO miễn phí
* baophuc.vn Cong ty cửa tự động tại Tp HCM
* Cong ty cổng tự động tại Tp HCM
* Lắp cửa tự động – Cửa cổng tự động châu âu bảo hành 3 năm
* Công ty lắp đặt Cửa Tự Động, Cổng Tự Động tại thành phố Hồ Chí Minh
* Thi công lắp đặt cổng tự động tại hcm
* Đại lý cửa tự động tại Tp. Hồ Chí Minh nhập khẩu chính hãng
* Chuanmen Froum Diễn Đàn Marketing Online Việt Nam | Nơi Chia Sẻ Kiến Thức SEO
* Batdongsan24h Froum Diễn Đàn Rao Vặt, SEO Bất Động Sản Online Việt Nam
* HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MÃ CAPTCHA (ĐĂNG KÝ - ĐĂNG BÀI)

Thảo luận trong 'SEO and Affiliates' bắt đầu bởi langzu, 10/10/23.

  1. langzu
    Offline

    langzu admin

    Tế bào gốc được chứng minh là liệu pháp của tương lai vì có khả năng chữa trị được nhiều căn bệnh mà y học đang đi tìm câu trả lời. Ngày nay, nhiều sản phụ mong muốn tìm hiểu về việc lưu trữ máu cuống rốn để có thể sử dụng tế bào gốc nhằm đảm bảo sức khỏe cho con.
    Hãy cùng Medeze tìm hiểu xem lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

    Tế bào gốc máu cuống rốn là gì?
    Tế bào gốc là gì?
    Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt với khả năng tăng sinh và biệt hóa thành những loại tế bào với các chức năng khác nhau. Hiện nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và chứng minh tế bào gốc có thể hỗ trợ con người trong việc phục hồi sức khỏe, làm đẹp…

    Máu cuống rốn là gì?
    Khi trẻ được sinh ra, phần dây rốn sẽ được cắt bỏ. Máu cuống rốn là phần máu tồn dư bên trong mạch máu của dây rốn và bánh rau.

    [​IMG]
    Máu cuống rốn được lấy khi trẻ vừa ra đời.
    Thông tin về tế bào gốc máu cuống rốn
    Máu cuống rốn rất giàu tế bào gốc, tương tự như các tế bào gốc được tìm thấy trong tủy xương như tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trung mô cũng như các loại tế bào gốc đa năng khác.

    Lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì?
    Trước khi các nhà khoa học nghiên cứu về tế bào gốc từ máu cuống rốn, bánh nhau và dây rốn của trẻ sơ sinh bị xem là rác thải y tế. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ tế bào gốc đã giúp con người dần nhận ra tiềm năng của những bộ phận này.

    Năm 1988, cậu bé Matthew Farrow 5 tuổi được chẩn đoán mắc căn bệnh di truyền nghiêm trọng có tên thiếu máu Fanconi. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng như tầm vóc thấp bé, dị tật ở hông hoặc cột sống, bệnh tim bẩm sinh,… Thậm chí, họ phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cũng như bị suy tủy xương trong giai đoạn đầu đời. Vào thời điểm bấy giờ, cấy ghép tế bào gốc tạo máu là liệu pháp chữa trị duy nhất cho căn bệnh này. Matthew phải chờ đợi cho đến khi tìm thấy nguồn tế bào gốc phù hợp với mình để thực hiện cấy ghép.

    Phép màu đã xảy đến với cậu bé Matthew khi cô em gái Alison Farrow đang nằm trong bụng mẹ có tế bào gốc phù hợp với anh trai mình. Tại Bệnh viện Saint-Louis (Pháp), Tiến sĩ Eliane Gluckman đã thực hiện thành công ca cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn của em gái ruột cho bệnh nhân Matthew Farrow. Hiện nay, Matthew đã 40 tuổi. Sức khỏe của anh vẫn tốt dù vẫn phải chịu một vài vấn đề mãn tính liên quan đến bệnh thiếu máu Fanconi. Có thể thấy, trường hợp đầu tiên trong lịch sử điều trị bệnh bằng tế bào gốc máu cuống rốn đã chứng minh được tiềm năng to lớn của chúng đối với sức khỏe con người.

    [​IMG]
    Matthew Farrow và em gái Alison Farrow.
    Hiện nay theo nghiên cứu, tế bào gốc ở máu cuống rốn có thể được sử dụng để điều trị hơn 80 căn bệnh đe dọa tính mạng, bao gồm cả ung thư máu. Bên cạnh đó, các xét nghiệm làm từ máu cuống rốn cũng sẽ thể hiện đặc điểm của chính đứa trẻ. Trong tương lai, nó có thể được sử dụng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho em bé cũng như các thành viên khác trong gia đình nếu phù hợp.

    Ưu điểm của tế bào gốc máu cuống rốn
    An toàn cho người hiến
    Quá trình thu thập tế bào gốc từ máu cuống rốn không gây ra rủi ro cho người mẹ và em bé. Tuy nhiên, đối với hiến tủy xương, người hiến sẽ được gây mê nhằm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa cơn đau. Đối với lấy tế bào gốc từ máu ngoại vi, người hiến sẽ phải tiêm nhiều mũi để thu thập đủ lượng tế bào gốc trong máu. Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau sau khi thực hiện thủ thuật và có nguy cơ nhỏ sẽ xảy ra biến chứng.

    Tiết kiệm thời gian
    Tế bào gốc ở máu cuống rốn có thể lưu trữ trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Chính vì vậy, khi người bệnh cần cấy ghép sẽ không cần tốn thời gian để tìm kiếm và sàng lọc nguồn tế bào gốc. Ngược lại, tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương không có sẵn ngay lập tức và cần một quá trình thu thập gồm nhiều giai đoạn. Quá trình hiến tặng tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc máu ngoại vi chỉ diễn ra khi có yêu cầu từ người bệnh. Có thể thấy đây là ưu điểm nổi bật của tế bào gốc máu cuống rốn giúp quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn.

    Hạn chế những biến chứng sau cấy ghép
    [​IMG]
    Tế bào gốc máu cuống rốn có thể hạn chế hiện tượng bệnh ghép chống chủ.
    Bệnh ghép chống chủ (GVHD) là một biến chứng phổ biến khi ghép tế bào gốc đồng loại (còn gọi là dị thân). Tế bào gốc được thu thập từ người hiến tặng, sau đó truyền vào cơ thể người bệnh để tạo ra hệ thống miễn dịch nhằm thay thế hệ thống đã bị phá hủy trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch mới này có thể tấn công cả những tế bào gốc khỏe mạnh của bệnh nhân. Điều này làm suy giảm chức năng của những bộ phận bị tấn công nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy khoảng 50% bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài xảy ra biến chứng ghép chống chủ, dù có dự phòng bằng thuốc ức chế miễn dịch hay không.

    Tuy nhiên, khi bệnh nhân sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn của chính mình hoặc người cùng huyết thống trong gia đình sẽ hạn chế được việc gặp phải bệnh ghép chống chủ. Người hiến và người nhận sẽ có sự tương hợp cao hơn khi xét nghiệm HLA (xét nghiệm phát hiện kháng nguyên kháng bạch cầu người trong máu). Điều này đảm bảo tế bào gốc sẽ phát huy được công dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho người nhận.

    Quá trình lưu trữ máu cuống rốn
    Lấy máu cuống rốn là một kỹ thuật đơn giản và không gây đau cho cả mẹ và bé. Sản phụ sinh mổ hoặc sinh thường đều có thể lưu trữ máu cuống rốn cho con.

    Bước kiểm tra
    Bước đầu tiên sẽ diễn ra trước khi hạ sinh. Người mẹ cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào máu cuống rốn để thực hiện các thủ tục xét nghiệm nhằm đảm bảo bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng, ung thư,… Nếu sản phụ đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định sẽ được tiến hành thu thập máu cuống rốn.

    Bước thu thập
    Máu cuống rốn sẽ được thu thập ngay khi bác sĩ cắt dây rốn khỏi trẻ sơ sinh. Lúc này, bánh nhau vẫn còn nằm trong cơ thể sản phụ. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim vô trùng để nối tĩnh mạch của rốn với túi thu thập. Trong các túi dẻo này được đưa vào sẵn chất chống đông để ngăn việc máu đông thành cục.

    Trong trường hợp không thể thu thập máu dây rốn khi bánh nhau còn còn trong cơ thể, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng bộ dụng cụ chuyên dụng, treo dây rốn và bánh rốn lên cao để thu thập máu cuống rốn. Tuy nhiên với cách này lượng tế bào máu thu thập được sẽ ít hơn so với thu thập khi bánh nhau vẫn còn ở trong bụng người mẹ.

    Sau khi thu thập đủ lượng máu cuống rốn cần thiết, túi chứa mẫu máu sẽ được niêm phong, dán nhãn và đóng gói cẩn thận trong bộ dụng cụ lấy mẫu vô trùng để tránh bị đâm thủng và được kiểm soát nhiệt độ tốt nhất.

    [​IMG]
    Máu cuống rốn sẽ được lưu trữ trong điều kiện đặc biệt.
    Bước sàng lọc
    Mẫu máu cuống rốn sẽ được vận chuyển đến cơ sở lưu trữ. Tại đây, chúng sẽ được kiểm tra xem có bị rò rỉ không. Kế tiếp, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ đánh giá sức khỏe tế bào bằng một loạt sàng lọc sinh hóa như sàng lọc ô nhiễm vi sinh vật, sàng lọc các tác nhân gây lây nhiễm…

    Bước xử lý
    Sau khi vượt qua các tiêu chí thử nghiệm chính, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ tiến hành xử lý máu dây rốn. Quá trình này cần được thực hiện trong vòng 48 giờ sau khi thu thập để tối đa hóa khả năng phục hồi của tế bào gốc.

    Máu cuống rốn gồm ba phần: hồng cầu, lớp đệm và huyết tương. Trong đó, lớp đệm chính là nơi chứa các tế bào gốc. Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng công nghệ chuyên dụng để chiết xuất tối đa các các tế bào gốc có trong phần này.

    Bước lưu trữ
    Máu cuống rốn sau khi được xử lý sẽ được chuẩn bị để bảo quản lạnh. Nó sẽ được bọc và niêm phong trong túi đông lạnh, sau đó được đông lạnh và chuyển vào bình đông lạnh. Các tế bào được đông lạnh dưới -196°C và bảo quản trong nitơ lỏng trong bể đông lạnh bằng thép không gỉ.

    [​IMG]
    Tế bào gốc sẽ được lưu trữ trong môi trường đông lạnh.
    Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt cho trẻ sơ sinh?
    Bệnh viện Truyền máu huyết học TP. HCM

    Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP. HCM được thành lập vào năm 2002. Nơi đây là thành viên của hiệp hội Ngân hàng máu cuống rốn Châu Á AsiaCORD. Ngân hàng này có hệ thống lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn BioArchive, lưu trữ bằng Nitơ lỏng -196oC, hoàn toàn tự động, tiện nghi và hiện đại nhất trên thế giới.

    Địa chỉ: 118 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM
    Tel: (028) 39571042, 0943253968

    Bệnh viện Nhi Trung ương
    Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những cơ sở Y tế về Nhi khoa hàng đầu trong cả nước. Ngân hàng tế bào gốc – máu cuống rốn thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập từ năm 2010 nhằm lưu trữ các mẫu máu cuống rốn cho các gia đình có nhu cầu. Nơi đây tập trung đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn cố gắng nâng cao chuyên môn và chất lượng dịch vụ nhằm đem lại sự yên tâm cho khách hàng đã trao gửi niềm tin.

    Địa chỉ: Số 18/879, La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

    Điện thoại: 024.6273.8604; 094.769.1005

    Viện Huyết học truyền máu trung ương
    Viện Huyết học truyền máu trung ương là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về huyết học. Ngân hàng Tế bào gốc tiền thân là Trung tâm Tế bào gốc, chính thức được thành lập vào năm 2015. Ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ lưu trữ máu dây rốn cho các gia đình có yêu cầu. Ngân hàng này cũng là đơn vị tiên phong trong cả nước về ứng dụng kỹ thuật HLA để hỗ trợ đánh giá hòa hợp trước sinh.

    Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

    Điện thoại: (024) 3782 4267 (trong giờ hành chính), 0963 892 551 (hotline)

    Ngân hàng Tế bào gốc Medeze
    [​IMG]
    Medeze là ngân hàng lưu trữ tế bào gốc có chi nhánh tại Việt Nam.
    Ngân hàng tế bào gốc Medeze được cung cấp bởi Medeze Group – Một trong những tập đoàn lớn nhất Đông Nam Á về nghiên cứu tế bào gốc. Trải qua hơn 10 năm phát triển, Medeze đã trở thành một tập đoàn có chuyên môn sâu về lĩnh vực y học tái tạo. Medeze sở hữu hệ thống, quy trình vận hành theo chuẩn ISO 9001-2015. Toàn bộ phòng lab của ngân hàng này đều đáp ứng tiêu chuẩn phòng sạch cấp 100 – Clean Room Class 100 – đạt chuẩn nuôi cấy tế bào theo NEBB. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tế bào gốc, Medeze mang đến dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn uy tín, chất lượng và an toàn cho khách hàng của mình.

    Địa chỉ: 116 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900633686
     

    Lưu ý: Vui lòng đăng đúng chuyên mục để tránh bị ảnh hưởng khi bài viết bị xoá. Đồng thời bài viết nên có nhiều bình luận càng tốt để tránh ảnh hưởng vì vi phạm DMCA nếu sử dụng nội dung gốc.
    Nguồn: okmen.edu.vn
    Hệ thống backlink miễn phí 70/500 tên miền edu.vn - Đăng ký ngay khi còn mở GET BACKLINK

Chia sẻ trang này